Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Cẩm Văn - Huyện Cẩm Giàng

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Cẩm Văn

​   

         Xã Cẩm Văn nằm ở phía Đông Bắc huyện Cẩm Giàng cách trung tâm huyện 7 km, phía Bắc giáp xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp xã Cẩm Vũ và Đức Chính; Phía Đông giáp sông Thái Bình và xã Thái Tân huyện Nam Sách, phía Tây giáp xã Cẩm Hoàng. Xã Cẩm Văn có hai trục giao thông chính là đường bộ 5B và đường thủy là sông Thái Bình, điều kiện thuận lợi giúp cho sự phát triển kinh tế; địa phương có đất bãi màu mỡ là thế mạnh sản xuất cây có giá trị kinh tế cao. Kết hợp với những ngành thương mại dịch vụ, chế biến nông sản xuất khẩu tạo những thuận lợi cho địa phương có điều kiện phát triển kinh tế cũng như giao lưu với các địa phương khác trong khu vực.

        Diện tích hành chính: 561,25 ha. Trong xã diện tích canh tác là 264,43 ha. Toàn xã có 3 thôn với 2953 hộ và 9639 nhân khẩu trong đó thôn Hoành Lộc có 481 hộ với 1.712 nhân khẩu; thôn Trạm Nội Trang có 142 hộ với 506 nhân khẩu; thôn Văn Thai có 1.873 hộ với 7.421 nhân khẩu.​

        Xã có 03 Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Đền Bia thôn Văn Thai (hiện UBND huyện đang quản lý). Có 01 Đình Trạm Nội - thôn Trạm Nội Trang, 01 Chùa Sùng Huyền - thôn Văn Thai là di tích cấp Quốc gia.


img-1715227170811-171522718792020240509113745.jpg

Lễ hội truyền thống Đền Bia ngày 01/4 (âm lịch)

    ​   Ngôi đền được xây dựng dưới thời đại của triều Lê, vào năm 1936, để thờ đại danh y Tuệ Tĩnh và bảo tồn tấm bia đá từ thời Hậu Lê.

       Tấm bia đá, hiện nay đang được bảo quản tại hậu cung của đền, in rõ dòng chữ thể hiện nguyện vọng của cụ Tuệ Tĩnh và được lưu giữ từ thời Hậu Lê.

      Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638 – 1699) đã chép lại dòng chữ và chuyển về để mọi người biết nguyện vọng của cụ Tuệ Tĩnh.

       Khi trên đường về đất Nam, nguyên mẫu bia bị mất, nhưng tấm bia mới được làm và đặt tại đền Bia ngày nay.

    Kiến trúc cảnh quan​

     Đền được xây dựng theo kiểu tiền nhất Hậu chữ Đinh, mặt tiền quay ra hướng Bắc, với diện tích 4 hecta.

     Khu thờ tự bao gồm nghi môn, thủy lăng, bức bình phong bằng đá, và hai dãy tả vu, hữu vu. 

      Khu y xá bao gồm nhà bắt mạch, nhà bốc thuốc và nhà chẩn trị. Khu vườn thuốc rộng 1200 m² với 9 ô chia thành các nhóm bệnh khác nhau.

     Sự kiện và lễ hội

  • Lễ hội bắt đầu từ năm 1830 vào đời vua Minh Mạng thứ 11.
  • Thánh ứng vào ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch, lễ hội diễn ra từ ngày 1/4 đến 4/4 để tưởng nhớ thiền sư Tuệ Tĩnh.
  • Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan, cầu bình an và lấy thuốc từ ngôi đền linh thiêng này.

z5687536283970_5545bd92ddb90fb9f294113d9328ed5c.jpg 

 Đình Trạm Nội - thôn Trạm Nội Trang

Đình Trạm Nội thờ 3 vị Đại tướng thời vua Hùng được xây dựng theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Kiến trúc mái đình lợp ngói mũi, chính giữa bờ nóc là "Lưỡng long chầu nguyệt" sau nhiều lần di chuyển và trải qua biến cố của thời gian nay ngôi Đình vẫn giữ được nét cổ kính với những mảng, miếng trạm khắc nghệ thuật tinh xảo. trong Đình còn giữ nguyên được 12 cột lim trên cột khắc những hàng chữ hán nôm ghi dấu thời gian và công sức của người dân đã có công di chuyển phục dựng Đình. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 amm lịch nhân dân mở lễ tưởng niệm. Ngôi Đình được xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1995.

z5687557616265_a573d83502879e8115c9ecbc3f670449.jpg

 Chùa Sùng Huyền - thôn Văn Thai ​

​Chùa Sùng Huyền được xây dựng từ bao giờ không ai nhớ. Chỉ biết rằng từ Bính thìn của thời Nguyễn (1916) chùa được trùng tu lại theo kiến trúc đương thời gồm tòa Đại bái, hậu cung và nhà tổ, hai bên sân chùa là 2 sấu đá tạo ở thế kỷ 17-18. Kiến trúc cổ là các đầu dư ở hiên chùa, hai bên cửa Đại bái còn hai tấm bia thời Lê được xây vào tường chùa, một tấm ở bên phải, một tấm bên phải dựng năm vĩnh thịnh nhỉ niên (1076) có ghi tên những người công đức tiền, ruộng, vườn, ao, gỗ, tre, cột xây dựng chùa. Chùa Sùng Huyền được xếp hạng di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1995.